Xử lý Vàng lá thối rễ trên Sầu riêng và Cây ăn trái

1.Triêu chứng:

Bệnh vàng lá thối rễ là do nhiều tác nhân bao gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, tuyến trùng và nhện hại rễ gây ra. Bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.

Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó đến lá trên; Chất lượng trái kém và bị rụng sớm; Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nếu không chữa trị kịp thời.

Nhánh cây bị bệnh hướng nào, thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

2. Nguyên nhân:

Tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ là các tác nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Vì chúng tạo ra các vết thương trên bộ rễ, làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia) xâm nhập và gây hại.

3. Biện pháp đặc trị dứt điểm vàng lá thối rễ:

Qua nhiều năm đi vườn thực tế, Chúng tôi đã thử nghiệm và xử lý đặc trị nhiều vườn Cam, Quýt, Bưởi, Sầu riêng…. Bị thối rễ vàng lá do nhiều nguyên nhân như do nấm tấn công, do virut, tuyến trùng rễ….

Bước 1: Rãi gốc 100kg Vôi Bột + 6kg Sun phát đồng. Giúp xử lý đất, hạn chế kiến, mối cắn rễ…

Bước 2: Sau 3 ngày phun ướt đẫm than cành lá và tưới đều tán rễ trị kiến, mối, tuyến trùng.

200g Ledan 95SP (gốc Cartap) + 300ml Permethrin 50% + 20 gói Regen 1.6g + 1 lít nước rửa chén pha 300 lít nước.

Bước 3: Sau 3 ngày, tưới ướt đều gốc cây ra hết tán rễ, trị Virut rễ, thối rễ vàng lá

2 Chai Đồng ion + 1kg Aliette + 1,4kg Ridomil gold +1 lít Validacin 5SL + 2kg Siêu Kích Rễ Pha 500 lít nước, tưới 10-15 lít/gốc.

>>> (Nếu vàng lá thối rễ do ngập úng thì không dùng Ridomil gold)

Để phục hồi vườn cây hiệu quả, Quý nhà vườn vui lòng liên hệ Công ty Nikochi theo SĐT 0868.929.247 Mr Vương - 0909.037.247 Mr Thái.

4. Biện pháp phòng trừ:

- Rãi vôi + Sun phát đồng đều tán rễ, để xử lý đất, ngừa tuyến trùng

- Vườn trồng cây có múi đất phải cao ráo, thoát nước tốt.

- Nếu vườn thấp phải làm bờ bao để kiểm soát nước trong mùa mưa lũ.

- Chọn cây giống sạch bệnh. Vườn trồng phải có hệ thống rãnh thoát nước tốt.

- Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thừng xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.

- Loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi.

- Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh  để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp và tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất. lưu ý: Mùa mưa không nên dung Phân hữu cơ bón gốc.

- Nên bổ sung vôi và sun phát đồng một năm 1-2 lần nhằm tăng sức miễn dịch cho bộ rễ và đề kháng cho cây.

- Xử lý thuốc trừ tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ quanh vùng rễ như : Permethrin 50%, Regent, Cartap, định kỳ 2 3 ln/năm. Đặc bit vào mùa khô.

          - Nên rải vôi trước khi trồng, tưới thuốc gốc đồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh gốc, quét vôi vào gốc  cây trên 50 cm vào cuối mùa nắng.
          - Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi (bưởi, cam, chanh, quýt.. ) nhằm có biện pháp quản lý kịp thời.
         - Nên bón kết hợp nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng hoai mục (20-40kg/gốc) với Nấm đối kháng Trichoderma  nhằm tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất để tăng thêm sức đề kháng cho cây.
          - Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc trừ bệnh khi cây chớm bệnh kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng. 
          - Đối với những vườn chưa bị nhiễm bệnh chủ động cắt tỉa cành, bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học (Trichoderma) tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, khỏe, hạn chế tác động đến phần gốc của cây làm tổn thương bộ rễ.

  - Khi trồng cây mới hoặc thay thế cần chọn chân đất cao, thoát nước, có rãnh thoát nước tốt, khồng trồng mật độ quá dầy và tuyệt đối không trồng trên chân đất đã bị nhiễm bệnh; ưu tiên cao cho việc sử dụng giống sạch bệnh, có  nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

 - Đối với những vườn đã bị nhiễm bệnh: Vườn bị nhiễm nhẹ cần tập trung chăm sóc, phục hồi, tạo độ thông thoáng cho gốc tránh bó gốc, sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất Fosetyl-aluminium (Aliette 800WG, Alpine 80WP, Aluminy 800WG) tưới trực tiếp vào phần gốc cây bị bệnh, kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá giàu vi lượng, lân để giúp cây nhanh phục hồi. Những vườn cây bị nhiễm nặng không có khả năng phục hồi cần tiến hành chặt bỏ, đào gốc và rễ, sau đó xử lý đất bằng vôi bột, sử dụng các chế phẩm nấm đối kháng xử lý đát và không trồng thay thế các cây trồng mới vào vị trí cây bị bệnh.

                                                  Nguồn đăng: Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Nikochi

                                                  Nguyễn Văn Thái 0909.037.247 097.524.1080

 

0909 037 247